Tracy Trần đã kết bạn với Trần Hồng Hải
Ông Phan Duy Lai, Phó tổng giám đốc Tổng công ty Đầu tư phát triển và quản lý hạ tầng giao thông Cửu Long, cho biết nếu các thủ tục được đẩy nhanh,...Ông Phan Duy Lai, Phó tổng giám đốc Tổng công ty Đầu tư phát triển và quản lý hạ tầng giao thông Cửu Long, cho biết nếu các thủ tục được đẩy nhanh, cuối năm 2020 sẽ khởi công dự án cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ.Trước đó, ngày 2/6, Bộ Kế hoạch và đầu tư đã thẩm định dự án trên. Bộ GTVT chỉ đạo Tổng công ty Đầu tư phát triển và quản lý hạ tầng giao thông Cửu Long tiếp thu giải trình, và hoàn thiện báo cáo nghiên cứu tiền khả thi trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.Link xem bài: https://batdongsancafe.vn/tin-tuc/cuoi-nam-2020-se-khoi-cong-cao-toc-my-thuan-can-tho_5562 Xem thêm
Trần Hồng Hải đã kết bạn với Nguyễn Hoàng
Covid-19 thúc doanh nghiệp lên mạng bán hàng
Chuyên gia dự báo thói quen mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng có thể vẫn duy trì sau dịch, là cơ hội...Covid-19 thúc doanh nghiệp lên mạng bán hàng
Chuyên gia dự báo thói quen mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng có thể vẫn duy trì sau dịch, là cơ hội cho ai chịu kinh doanh online.
Do Covid-19 nên Ngày Thần tài năm nay người dân không đi mua vàng sôi nổi. Nắm được tình hình, PNJ lập tức chuẩn bị kênh trực tuyến để phục vụ cho các đợt cao điểm tiếp theo như Ngày tình nhân 14/2, Quốc tế Phụ nữ 8/3. Nhờ vậy kênh online của họ đã tăng trưởng nhanh.
"Trước đây, dự báo kênh thương mại điện tử tăng 200%25, nhưng chỉ hai tháng diễn ra dịch bệnh đã tăng 400%25. Trong sức ép của đại dịch, khách hàng thay đổi thói quen mua sắm rất nhanh", ông Lê Trí Thông, Tổng giám đốc PNJ nói tại một toạ đàm trực tuyến hôm 15/5.
Trên sàn Tiki, xu hướng tăng cường mua sắm trực tuyến mùa dịch cũng được ghi nhận rõ nét. Bà Vũ Thị Nhật Linh, Phó tổng giám đốc quản lý Sàn giao dịch thương mại Tiki, cho biết thời gian khách hàng ở lại trên trang tăng 20%25 so với trước dịch và hiện vẫn duy trì.
"Nhu cầu tìm kiếm thông tin của khách hàng trên trang cũng nhiều hơn, các hành vi ấy đã dần hình thành như thói quen nơi người tiêu dùng", bà Linh nói đây không phải là sự thay đổi ngắn hạn.
Xem thêm
Trần Hồng Hải đã kết bạn với Trần Bung
Cuộc đua chuỗi nhà thuốc của Thế Giới Di Động và FPT Retail
Đều bắt đầu từ thâu tóm một chuỗi nhà thuốc nhỏ nhưng sau hai năm, số cửa hàng của FPT...Cuộc đua chuỗi nhà thuốc của Thế Giới Di Động và FPT Retail
Đều bắt đầu từ thâu tóm một chuỗi nhà thuốc nhỏ nhưng sau hai năm, số cửa hàng của FPT Retail gấp 5 lần Thế Giới Di Động.
Cuối năm 2017, hai doanh nghiệp đầu ngành bán lẻ lần lượt mua lại chuỗi nhà thuốc tại TP HCM. Trong khi Thế Giới Di Động nhanh chóng thay tên, đổi chủ 20 cửa hàng dược phẩm Phúc An Khang thì FPT Retail có phần dè dặt hơn với chuỗi Long Châu.
Thời gian đầu, bà Nguyễn Thị Bạch Điệp, Chủ tịch HĐQT FPT Retail từng tiết lộ đây là ngành hàng "có quy mô thị trường khoảng 5 tỷ USD và chưa xác định được đối thủ dẫn đầu rõ rệt". Thậm chí, việc M&A một số cửa hàng, vận hành thử nghiệm này mới là "bằng tiền cá nhân" và bà cam kết không ảnh hưởng đến hoạt động chủ lực của công ty. Nhưng một năm sau, khi quá trình này ổn định, FPT Retail đã thành lập một công ty để quản lý chuỗi nhà thuốc với vốn điều lệ 100 tỷ đồng và nắm giữ 75%25 cổ phần.
"Nếu bước dò dẫm vào ngành hàng mang tính đặc thù, chúng tôi có khả năng thiệt hại lớn. Do đó, việc mua lại chuỗi nhà thuốc Long Châu (TP HCM) vào cuối năm ngoái giúp công ty hạn chế tối đa rủi ro", bà Điệp chia sẻ vài tháng sau đó.
Thời điểm đó, chuỗi nhà thuốc này đã có 26 cửa hàng với doanh thu bình quân hàng tháng khoảng 2 tỷ đồng mỗi cửa hàng.
Người đứng đầu FPT Retail khẳng định đây là ngành hàng tiềm năng bởi quy mô thị trường tương đương ngành hàng điện thoại nhưng lại không phụ thuộc vào tình hình kinh tế nên tốc độ tăng trưởng luôn đảm bảo hai chữ số và chi tiêu của người Việt Nam cho dược phẩm vẫn còn thấp.
Bên kia "chiến tuyến", Thế Giới Di Động cũng ghi nhận kết quả kinh doanh của đơn vị quản lý chuỗi nhà thuốc An Khang vào báo cáo tài chính bán niên. Phần lỗ từ việc sở hữu 49%25 công ty bán lẻ dược phẩm này hơn 730 triệu đồng và giá trị đầu tư còn lại khoảng 61 tỷ đồng. Số liệu tài chính thể hiện trên báo cáo chênh lệch khá lớn so với tuyên bố của ông Nguyễn Đức Tài – Chủ tịch HĐQT tại phiên họp thường niên trước đó vài tháng.
Khi đó, ông Tài cho biết sẽ dành khoảng 500 tỷ đồng để mua tối thiểu 20%25 cổ phần chuỗi bán lẻ dược phẩm và tiếp tục nâng dần tỷ lệ sở hữu để nắm quyền chi phối. Điều này giúp rút ngắn quá trình phát triển mô hình kinh doanh dược phẩm thay vì mất 2-3 năm tìm hiểu. Công ty cũng thông báo tuyển dụng dược sĩ phụ trách chuyên môn tại TP HCM với các yêu cầu như quan hệ tốt với Sở Y tế, chuyên gia đầu ngành... nhằm hỗ trợ thẩm định hồ sơ kinh doanh ngành dược và tư vấn chuyên môn cho các cửa hàng.
Nguồn: vnexpress.
Xem thêm
Covid-19 khiến khối ngoại thận trọng với bất động sản
Dù có nguồn vốn mạnh, các danh mục lớn của nhà đầu tư quốc tế dự kiến bị dừng trong thời gian bất...Covid-19 khiến khối ngoại thận trọng với bất động sản
Dù có nguồn vốn mạnh, các danh mục lớn của nhà đầu tư quốc tế dự kiến bị dừng trong thời gian bất ổn do dịch bệnh.
Theo một báo cáo Jones Lang LaSalle (JLL) Việt Nam mới công bố, sự bùng phát của dịch bệnh đã gây ra một số gián đoạn cho thị trường bất động sản và phản ứng của nhóm nhà đầu tư quốc tế thể hiện rõ xu hướng thận trọng.
Các hoạt động của thị trường bất động sản đều giảm tốc trong quý I nhưng những tên tuổi quốc tế đã có mặt tại Việt Nam vẫn tiếp tục tìm kiếm tài sản hoặc hợp tác với doanh nghiệp nội địa có uy tín. Điểm khác biệt trong giai đoạn này là họ gia tăng mức độ thận trọng hơn trước.
Dữ liệu lịch sử giao dịch của JLL Việt Nam cho thấy phần lớn các thương vụ thành công đến từ những nhà đầu tư đã rất am hiểu về biến động rủi ro và nhu cầu thị trường. Mục đích của khối ngoại rất thực tế là tìm kiếm hiệu suất đầu tư tốt hoặc mở rộng danh mục đầu tư trong khu vực. Nhóm đầu tư quốc tế mới tham gia vào thị trường sẽ có một chiến lược bảo thủ hơn. Sở hữu nguồn vốn mạnh mẽ, nhưng các khoản đầu tư lớn của khối ngoại sẽ bị dừng trong thời gian bất ổn, ngoại trừ các thương vụ đã được đàm phán từ trước khi đại dịch bùng nổ.
Bà Nguyễn Thị Vân Khanh, Giám đốc cấp cao bộ phận Thị trường vốn JLL Việt Nam cho biết, với tâm lý tiền mặt là vua trong bối cảnh kinh tế bất ổn, khối ngoại thường ưu tiên giữ nguồn vốn và chỉ tập trung vào các thị trường họ đã am hiểu. Các nhà đầu tư quốc tế sẽ phải thẩm định giá nhiều hơn, do các chuyến bay đến Việt Nam bị hoãn sẽ làm chậm các giao dịch đang triển khai. Tạm thời họ sử dụng các cuộc họp trực tuyến để hỗ trợ giai đoạn tiền giao dịch.
Trong khi đó, nhà đầu tư nội địa gặp nhiều khó khăn hơn trong đại dịch. Quá trình phê duyệt bị trì hoãn cùng với chính sách thắt chặt tín dụng và ảnh hưởng từ dịch bệnh đã tạo áp lực ngắn hạn lên dòng tiền và thanh khoản của nhà đầu tư. Do đó, một số nhà phát triển trong nước tích cực huy động vốn thông qua hình thức tài trợ nợ, điển hình như: phát hành trái phiếu doanh nghiệp hoặc tìm kiếm đối tác vốn (trong đó có dòng vốn ngoại).
Bà Khanh đánh giá, các nhà đầu tư quốc tế vẫn duy trì sự hiện diện tại Việt Nam vì họ đang thận trọng chờ đợi thời cơ tại thị trường mới nổi hứa hẹn nhiều tiềm năng. Những ảnh hưởng của Covid-19 vào bất động sản sẽ thể hiện rõ nét hơn trong quý II.
Do tác động của đại dịch, hiện vị thế đàm phán giữa người bán và người mua ngày càng trở nên cân bằng hơn trên thị trường mua bán sáp nhập. Do đó, các vòng đàm phán cởi mở hơn và hứa hẹn sẽ xuất hiện giao dịch thành công khi thị trường dự kiến phục hồi vào cuối năm 2020 hoặc năm 2021. Điểm sáng của môi trường đầu tư hiện nay là nhờ vào các biện pháp phòng dịch hiệu quả của Chính phủ, các hoạt động kinh doanh dần trở lại trạng thái bình thường từ đầu tháng 5.
Theo Trung Tín. Nguồn vnexpress.
Xem thêm